Nơi dành riêng tôn vinh Áo dài Việt Nam

by Thùy Dương

Đau đáu khi tận mắt chứng kiến tại bảo tàng Kimono Nhật Bản trưng bày áo dài hoàn toàn 100% Việt Nam nhưng lại với chủ đề Trung Quốc thời cận hiện đại. Vì sự nhầm lẫn đó, nhà thiết kế Sỹ Hoàng càng thêm quyết tâm hơn về một Bảo tàng dành riêng để tôn vinh Áo dài Việt.

Trải qua 12 năm, cuối cùng mảnh đất cù lao tách biệt cũng trở thành Bảo tàng và đón du khách ghé thăm vào ngày 22-1-2014.

Xem thêm:

Những khó khăn ngày đầu

Diện tích để xây dựng lên một Bảo tàng cần phải là một khu đất rộng rãi, nhưng  ở Sài Gòn thì điều đó hoàn toàn quá khó khăn:  Muốn xây dựng bảo tàng, cần một diện tích đất rộng, mà đất rộng thì chỉ có đất ruộng thôi. Hơn nữa, bảo tàng cần một nơi có hệ sinh thái sông rạch và cảnh quan đủ tạo nên một không gian văn hóa Việt” _ nhà thiết kế Sỹ Hoàng chia sẻ, và đó cũng là lý do vì sao Bảo tàng Áo dài lại nằm cách trung tâm thành phố 20km. Vốn là một vùng đất ngập trũng, người đàn ông với ý chí mãnh liệt  ấy  đã dành phần lớn thời gian từng chút một biến vùng đất Long Phước hoang sơ không cầu đường trở thành đất dự án .

Áo dài dù chưa được công nhận là trang phục truyền thống của Việt Nam nhưng có một điều ai cũng sẽ phải công nhận chỉ khi được người con gái Việt mặc lên, ái dài mới thanh cao đến lạ. Ảnh : Thùy Dương

Song song đó  nhà thiết kế cần tìm lại những mẫu vật về Áo dài gắn liền với thời gian. Không như gốm sứ lư đồng… vải sẽ bị thời gian bào mòn nhanh chóng và hoàn toàn biến mất, việc tìm lại lịch sử cho chiếc áo có niên đại hơn 300 năm này không hề dễ dàng, và khi đã tìm được thì việc thuyết phục để chiếc áo được đem trưng bày lại cần thời gian hơn. 

Áo dài nếu trưng bày ở nơi cao sang mỹ lệ, tường đá gạch hoa thì càng không phải lẽ, vì thế để thiết kế được không gian phù hợp lại làm cho nhà thiết kế thêm trăn trở. “Ghép mộng gỗ” là một thủ thuật xây nhà gỗ không cần đinh mà nối ghép những khớp gỗ lại với nhau cho phù hợp theo triết lý âm dương, áp dụng phương pháp đó những gian nhà đậm chất mộc được dựng lên để giải bài toán không gian trưng bày, nhưng cũng vì thế khó khăn khác lại xuất hiện.  Nhà thiết kế Sỹ Hoàng giải thích: “Kiến trúc của người Việt là nhà rường gỗ thì lại hở vì đó là kiến trúc nhà xứ nhiệt đới ẩm. Do đó, bài toán về độ ẩm, độ kín và đuổi côn trùng cũng là cả một quá trình nghiên  cứu tìm hiểu”.

Tháng năm hoạt động

Tính đến thời điểm hiện tại, Bảo tàng đã đi vào hoạt động hơn năm năm. Từ những ngày đầu du khách còn chưa biết đến có một nơi như thế, nhưng bây giờ ngoài người dân Việt Nam Bảo tàng còn đón chào du khách Quốc Tế ghé qua để hiểu thêm về chiếc áo Quốc phục Việt Nam.

Đến với Bảo tàng áo dài, không chỉ gian rộng mở mà còn có nhiều mô hình thu nhỏ chứa đựng truyền thống dân tộc. Ảnh : Thùy Dương

Bảo tàng áo dài là nơi thích hợp để tổ chức các cuộc ngoại khóa cho học sinh sinh viên. Đến với Bảo tàng, các bạn nhỏ tuổi sẽ được trải nghiệm vẽ tranh theo trí tưởng tượng, những bức tranh tiêu biểu sẽ được nhà thiết kế in làm họa tiết cho bộ sưu tập áo dài trẻ em. 

Ngoài trang phục chủ đạo là áo dài, Bảo tàng còn có những gian phòng giới thiệu những trang phục biểu diễn của các loại âm nhạc từ Bắc vào Nam: hát xẩm, quan họ, đờn ca tài tử,… với những chú thích, đạo cụ, trang phục cụ thể để du khách có thể hiểu rõ hơn về nghệ thuật văn hóa Việt. 

Là một người con xứ Quảng (Quảng Nam),  nhà thiết kế đã tạo ra một Hội An thu nhỏ ngay trong không gian Bảo tàng. Ảnh internet.

 

You may also like

Leave a Comment